
Bà bầu có được ăn lẩu gà lá é không? Những lưu ý khi ăn lẩu cho bà bầu
Bà bầu có được ăn lẩu gà lá é không? Theo như các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng thì bà bầu “KHÔNG” nên ăn nhiều lá é. Bởi lá é là loại gia vị có mùi thơm, vị cay và tính nóng ấm nên có tác dụng hoạt huyết. Nếu như bà bầu ăn quá nhiều lá é có thể gây nên động thai.
Tuy nhiên để hiểu rõ hơn Bà bầu có được ăn lẩu gà lá é không? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Gia Lai Food nhé!
Lẩu gà lá é là gì?
Lẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên nổi tiếng ngon trứ danh sau đó lan rộng ra nhiều nơi, đặc biệt hương vị món lẩu này tại Đà Lạt lại khiến thực khách mê mẩn đến lạ thường.

Bà bầu có được ăn lẩu gà lá é không?
Theo như các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng thì bà bầu “KHÔNG” nên ăn nhiều lá é. Bởi lá é là loại gia vị có mùi thơm, vị cay và tính nóng ấm nên có tác dụng hoạt huyết. Nếu như bà bầu ăn quá nhiều lá é có thể gây nên động thai.

Hơn nữa, thành phần của nồi lẩu gà lá é còn có thêm 1 số nguyên liệu không tốt cho thai phụ như măng, sả, ớt… Nên dù có là món ăn khoái khẩu thì các chị em cũng hãy cố nhịn miệng đợi đến khi em bé lớn rồi mới thưởng thức trở lại nhé.
Nếu muốn làm món ăn tăng thêm hương vị thì chỉ nên dùng vài lá và không ăn thường xuyên nhé!
Những lưu ý khi ăn lẩu cho bà bầu
Nguyên liệu cần phải an toàn
Với bà bầu, tuy có thể ăn lẩu trong thai kỳ nhưng nguyên liệu chế biến không thể tùy ý và đa dạng như bình thường. Cần tránh các loại thực phẩm đóng hộp hoặc đã qua tẩm ướp, phơi khô, làm mặn….Nên chọn nguyên liệu tươi ngon, bổ dưỡng, an toàn và ít gây tác dụng phụ nhất.
Hạn chế ăn các loại lẩu thập cẩm hoặc lẩu hải sản vì có thể gây ra dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa. Có thể thay thế bún, mì bằng các loại tinh bột khác như khoai tây, khoai lang, khoai môn, ngô ngọt…
Nước dùng phải đảm bảo
Nếu lẩu là món ăn khoái khẩu của cả gia đình kể cả các mẹ bầu thì khi ăn mọi người cũng nên lưu ý về nguyên liệu làm nước dùng. Thay vì ăn lẩu ở hàng quán bên ngoài sẽ sử dụng những loại nước dùng nhiều gia vị, có nguồn gốc phức tạp và tương đối mặn, không tốt cho cả mẹ và bé thì chị em có thể cùng mọi người xắn tay vào bếp chế biến loại lẩu ưa thích, vừa an toàn lại ngon miệng.

Các loại nước dùng như nước hầm xương, nước hầm từ gà, cá tương đối an toàn khi chế biến lẩu. Ngoài ra, nên giảm bớt các loại gia vị cay nồng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu.
Nước chấm cay vừa phải
Nước chấm khi ăn lẩu ở quán xá tương đối đa dạng, còn thường được trộn 3 – 4 loại với nhau tạo thành món nước chấm với hương vị đặc biệt, thu hút khách hàng. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bà bầu là nên hạn chế nước chấm có tương ớt, muối tiêu, mù tạt và không nên trộn lẫn quá nhiều loại. Lựa chọn lý tưởng cho nước chấm ăn lẩu khi chị em mang thai vẫn là dầu mè, bơ đậu phộng hoặc nước tương.
Thức uống thích hợp
Khi ăn lẩu, nhiều người thích uống bia cho tăng khẩu vị và hào hứng, nhưng bà bầu tuyệt đối không nên có thói quen này. Thức uống tương đối an toàn có thể dùng là trà hoa cúc, nước ép dâu tây, trà giấm táo…
Nên ăn nhiều rau và các loại thịt phải được nhúng đã chín
Ăn nhiều rau bao giờ cũng tốt cho sức khỏe, nhất là chị em phụ nữ trong thời kỳ bầu bí. Các món lẩu thường có nhiều loại rau dễ ăn, nhiều giá trị dinh dưỡng như cải bó xôi, rau mầm, bắp cải, cà rốt, nấm hương, rong biển. Vì vậy, khi thưởng thức lẩu, mẹ hãy tích cực ăn nhiều rau để có đủ chất xơ, phòng tránh táo bón và đảm bảo dinh dưỡng cho thai kỳ.
Các loại thực phẩm tươi sống dùng để nhúng lẩu như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm, cá…Cần được nhúng chín tức là nấu trong nước dùng với thời gian đủ lâu để loại bỏ vi khuẩn và ký sinh trùng có thể xâm nhập vào cơ thể nếu ăn theo kiểu chần tái.
Luôn chuẩn bị 2 đôi đũa khác nhau
Đa số mọi người khi ăn lẩu vẫn thường có thói quen dùng đũa gắp thịt sống, chần thịt vào nồi rồi gắp đưa lên miệng luôn. Để đũa trong nồi lẩu nóng chỉ một thời gian ngắn không thể đảm bảo vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt.

Mẹ bầu cần chắc chắn luôn chuẩn bị hai đôi đũa khác nhau khi ăn lẩu: 1 để gắp thực phẩm sống, 1 để gắp thực phẩm chín nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Gây hại cho đường tiêu hóa và thai nhi trong bụng.
Không nên ăn lẩu quá nóng
Do đặc điểm của các món lẩu là vừa nấu vừa ăn nên mọi người thường gắp trực tiếp thức ăn từ trên bếp và thưởng thức. Việc ăn quá nóng sẽ làm cho niêm mạc miệng và thực quản bị tổn thương. Thậm chí có thể gây viêm dạ dày và thực quản cấp tính.
Vì vậy, không riêng gì các bà bầu. Cách ăn lẩu khoa học nhất là gắp thức ăn vào bát. Chờ 1 chút cho nguội rồi mới bắt đầu ăn.
Không nên ăn quá lâu và quá no
Một bữa ăn quá dài sẽ khiến dạ dày tiết dịch vị, mật tiết dịch mật, tụy cũng phải tiết dịch nên hệ tiêu hóa liên tục phải làm việc. Các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý dẫn đến chức năng dạ dày suy giảm.
Từ đó sinh ra rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, nguy hiểm hơn là viêm dạ dày, ruột cấp tính, viêm tụy. Nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra với cả phụ nữ mang thai nếu các chị em không kiểm soát được thời gian bữa ăn và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cả thai nhi.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Gia Lai Food thì bạn đã biết được Bà bầu có được ăn lẩu gà lá é không? nhé!
Đánh giá: 4.6 (89 lượt)