
Các loại ho phổ biến bạn nên biết để phòng ngừa
Các loại ho thường gặp
1. Ho có đờm
Ho có đờm là một trong các loại ho thường do cảm lạnh hoặc cúm. Ho có đờm có thể xuất hiện từ từ hoặc nhanh chóng và thường đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như:
- Ho ra chất nhầy đặc, màu vàng xanh
- Sổ mũi
- Mệt mỏi
- Chảy dịch mũi sau
- Khó thở, thở khò khè
- Đau tức ngực
- Sốt.
Tình trạng ho có đờm xảy ra do cơ thể bạn đang đẩy chất nhầy ra khỏi hệ hô hấp, bao gồm cổ họng, mũi, đường thở và phổi. Nếu bạn bị ho có đờm, bạn có thể cảm giác như có gì đó bị mắc kẹt, chảy dịch ở phía sau cổ họng, trong ngực hoặc đưa dịch nhầy ra từ miệng. Các loại ho có đờm ở trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ dưới 3 tuần tuổi hầu như do cảm lạnh hoặc cúm.
Các yếu tố có thể gây ra ho có đờm bao gồm:
- Viêm phổi
- Hen suyễn
- Viêm phế quản cấp
- Cảm lạnh hay cảm cúm
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính.
Các loại ho có đờm cấp tính có thể kéo dài dưới 3 tuần, mãn tính kéo dài hơn 8 tuần ở người lớn hoặc 4 tuần ở trẻ em.
Cách xử lý khi gặp tình trạng ho có đờm:
- Trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi: Bạn có thể làm sạch đường mũi cho bé bằng nước muối. Bạn không được tự ý dùng thuốc ho hoặc thuốc cảm lạnh không kê đơn (OTC) cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
- Trẻ từ 3 – 10 tuổi: Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm vào ban đêm để làm ẩm không khí, nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc ho OTC và thuốc cảm lạnh.
- Người lớn: Người lớn có thể điều trị ho có đờm cấp tính bằng thuốc ho OTC và thuốc giảm triệu chứng cảm lạnh hoặc mật ong. Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, bạn có thể phải sử dụng kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác.
2. Ho khan
Ho khan là một trong các loại ho không có chất nhầy, thường khó kiểm soát và có thể xuất hiện ở những cơn ho kéo dài. Ho khan thường do nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm. Ở cả trẻ em và người lớn, tình trạng ho khan kéo dài trong vài tuần sau khi hết cơn cảm lạnh hoặc cúm.
Các nguyên nhân gây ho khan khác có thể bao gồm:
- Dị ứng
- Hen suyễn
- Viêm họng
- Viêm xoang
- Viêm amidan
- Viêm thanh quản
- Viêm thanh khí phế quản
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Các loại thuốc, đặc biệt là thuốc ức chế men chuyển
- Tiếp xúc với các chất kích thích như ô nhiễm không khí, bụi hoặc khói.