
Những loại rau củ không nên cho bé ăn ba mẹ cần chú ý
Rau xanh cung cấp nhiều vitamin, chất xơ tốt cho bé. Thế nhưng vẫn có những loại rau củ không nên cho bé ăn hay không nên ăn quá thường xuyên.
1/ Những loại rau củ không nên cho bé ăn là gì?
Có những loại rau củ không nên cho bé ăn thường xuyên, đặc biệt trong giai đoạn ăn dặm khi đường tiêu hoá của con còn nhạy cảm như:
Củ sắn (khoai mì)
Củ sắn là lương thực khá phổ biến ở vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Bên cạnh các thành phần dinh dưỡng như tinh bột, protein, chất béo, chất xơ, muối khoáng và vitamin thì củ sắn có chứa một lượng acid cyanhydric – là một chất độc có nhiều trong vỏ sắn, ruột sắn, phần xơ và hai đầu củ sắn. Sắn càng đắng thì hàm lượng acid cyanhydric càng cao, nhưng bất kỳ loại sắn nào cũng có chất độc này.
Acid cyanhydric trong sắn có thể gây độc cấp tính theo mức độ nặng, nhẹ tuỳ lượng dùng và đối tượng sử dụng. Khi ăn sắn, trẻ có nguy cơ:
- Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng…
- Rối loạn thần kinh: chóng mặt, đau đầu… thậm chí là co cứng, giãn đồng tử, hôn mê…
- Rối loạn hô hấp: ngạt thở, xanh tím người, suy hô hấp…
Chính vì thế ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, khi đường tiêu hoá còn rất nhạy cảm thì mẹ không nên cho trẻ ăn sắn nhé. Với trẻ trên 3 tuổi, mẹ có thể cho bé ăn với lượng nhỏ nhưng hãy chú ý chế biến thật kỹ càng (bóc vỏ hoàn toàn, ngâm với nước một thời gian, luộc chín, ăn cùng đường) để loại bỏ bớt độc tố.
Rau mùi
Rau mùi là một loại gia vị phổ biến, giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Tuy vậy ở trẻ em thì mẹ nên tránh loại rau này vì không tốt cho hệ tiêu hoá của bé, làm tăng bài tiết mật và có thể ảnh hưởng đến gan.
Củ dền
Tuy có nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng củ dền có hàm lượng nitrat cao, khi ăn trẻ có thể bị đầy bụng, khó tiêu hoá. Đây cũng là loại rau mà mẹ nên hạn chế cho bé ăn.
Rau có la to bản màu xanh
Ngoài rau dền, những loại rau có la tỏ bản màu xanh như rau muống, rau cải… cũng chứa nhiều nitrat không tốt cho quá trình vận chuyển oxy trong máu của trẻ mà ta nên hạn chế.
Lá hẹ
Mẹ vẫn dùng lá hẹ như một bài thuốc khi bé bị sốt mọc răng. Thế nhưng nếu trẻ sức khoẻ bình thường thì chúng ta không nên dùng thường xuyên loại rau này cho bé vì có thể làm con đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy…
Cải thảo
Cải thảo có các dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và nhiều chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hoá… Tuy nhiên, vì lượng chất xơ nhiều nên trẻ em có hệ tiêu hoá kém, người tỳ vị hư nhược không nên ăn nhiều.
Những loại rau củ không nên kết hợp cho bé ăn
Bên cạnh những loại rau kể trên, mẹ cũng nên hạn chế kết hợp các loại rau dưới đây vì có thể gây khó chịu cho đường tiêu hoá của trẻ như:
- Khoai lang, khoai tây và cà chua
- Củ cải trắng và cà rốt
- Cà chua và dưa leo
- Cải thìa và bí đỏ
- Rau dền và quả lê
Nhìn chung, rất ít khi xảy ra tình trạng dị ứng khi trẻ ăn rau củ. Nhưng ngay khi con có biểu hiện bất thường như nôn, tiêu chảy, khó thở, nổi mề đay, phát ban… sau khi ăn một loại rau củ hay thức ăn cụ thể, mẹ cần đưa bé đi bệnh viện ngay.
2/ Nên cho bé ăn những loại rau nào tốt cho sức khỏe
Bên cạnh một số ít những loại rau củ không nên cho bé ăn thì có rất nhiều loại mà ba mẹ có thể tham khảo để thêm vào thực đơn cho con như:
- Cà rốt: giàu chất xơ hoà tan, beta-carotene và alpha-carotene là tiền tố của vitamin A, nhiều chất phytochemical có đặc tính chống ung thư… Cà rốt tốt cho đường tiêu hoá (nhất là khi trẻ tiêu chảy), hệ miễn dịch, sự phát triển thị lực… của trẻ. Tuy nhiên, mẹ cũng lưu ý không nên cho bé ăn quá nhiều cà rốt vì có thể làm bé bị vàng da
- Bí đỏ: giàu sắt, vitamin, muối khoáng và beta carotene. Bí đỏ dễ tiêu hoá, ít gây dị ứng nên rất tốt cho bé
- Rau chân vịt (cải bó xôi): giàu sắt, kali, kẽm, magie, sắt, canxi, vitamin (A, B1, B2, B6, C, K…)
- Khoai lang: nhiều kali, vitamin C, chất xơ… mẹ có thể ưu tiện chọn khoai lang ruột cam để có thêm beta-caroten
- Bơ: chứa nhiều chất béo không no tốt cho sự phát triển não bộ, hệ thần kinh, đồng thời giúp tăng cường hấp thu các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K)
- Đậu hà lan: là một trong những loại rau củ có hàm lượng protein cao, nguồn cung cấp năng lượng tốt cho trẻ
- Bông cải xanh: giàu vitamin C, beta carotene, acid folic, sắt, kali và các thành phần dinh dưỡng có đặc tính chống ung thư. Lưu ý khi chế biến bông cải xanh cho bé, bạn nên hấp thay vì luộc để giữ được lượng vitamin C cao
- Súp lơ trắng: giàu chất xơ, vitamin và vi khoáng (vitamin C, K, B6, protein, magie, phốt pho…). Không chỉ cung cấp dinh dưỡng, bông cải xanh còn giúp luyện khả năng nhai, nuốt cho bé
- Cà chua: có hàm lượng nước cao, nhiều vitamin A và C
- Khoai tây: nhiều tinh bột, kali và vitamin C, B6, folate… tốt cho tim mạch, máu
- …
Bên cạnh đó, dù lựa chọn bất kỳ loại rau củ nào thì mẹ cũng hãy chú ý chế biến chúng thành các món ăn chín mềm, dễ tiêu hoá. Nên hấp hoặc luộc trong thời gian thích hợp để giữ được vị ngọt và trọn vẹn vi chất.
Nếu trẻ lười ăn rau kèm theo tiêu hoá kém, mẹ nên bổ sung thêm men xơ như một biện pháp hỗ trợ, giúp đường tiêu hoá của con được khoả mạnh trong quá trình con đang tập ăn rau, thiết lập thói quen ăn uống khoa học hơn.
Men xơ Simbiosistem Bustine là giải pháp 2 trong 1 kết hợp Lợi khuẩn (Lactobacillus acidophilus La-14; Lactobacillus plantarum Lp-115) và chất xơ thế hệ mới Orafti®, đặc biệt hiệu quả trong trường hợp trẻ em bị táo bón, dùng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột, trẻ kém hấp thu.
Trên đây là những loại rau củ không nên cho bé ăn cũng như những loại rau củ tốt cho bé mà ba mẹ có thể tham khảo để xây dựng thực đơn khoa học hơn cho con. Để giúp việc ăn rau trở nên thú vị hơn, mẹ hãy chế biến món ăn đa dạng, nhiều màu sắc, hình dạng…. và để bé được tiếp xúc với nhiều loại rau ngay từ khi còn nhỏ. Nếu con không thích hay không chịu ăn, không nên áp buộc mà hãy thử lại vào ngày hôm khác mẹ nhé!