Chúng ta đã học qua cách tính chu vi của một tam giác ở lớp 2 và lớp 3. Vậy tính chu vi hình tam giác lớp 4 có gì khác so với hai lớp vừa rồi.
Tổng hợp công thức tính chu vi hình tam giác lớp 4
Nếu chúng ta để ý, thì khi tính chu vi hình tam giác, công thức sẽ có phần đơn giản hơn cách tính diện tích hình tam giác.
Tuy nhiên đó chỉ là cách nhìn nhận của mỗi người, nếu chúng ta hiểu được tính chất và và đặc điểm của nó thì cho dù là chu vi, diện tích hay thể tích đều dễ dàng cả.
Ở lớp 4, chúng ta vẫn ôn lại kiến thức về cách tính chu vi hình tam giác. Mọi công thức áp dụng là như nhau, nhưng với mỗi bài tập thì sẽ có cách diễn giải khác nhau, và đặc biệt có phần nâng cao hơn.
Trước khi đi đến vận dụng những bài tập, hãy cùng Phụ huynh công nghệ ôn lại các công thức tính chu vi của 4 loại hình tam giác sau đây: tam giác thường, tam giác đều, tam giác cân và tam giác vuông.
Công thức tính chu vi hình tam giác thường
Một tam giác được hiểu là tam giác cơ bản nhất, các cạnh có số đo khác nhau và số đo 3 góc cũng không giống nhau thì được gọi là tam giác thường.
Định nghĩa về cách tính chu vi tam giác thường: bằng tổng số đo 3 cạnh của tam giác muốn tính.
Công thức:
P = a + b + c
Với: P là ký hiệu của chu vi tam giác thường; a, b, c lần lượt là số đo 3 cạnh của tam giác muốn tính.
Công thức tính chu vi hình tam giác đều
Những tam giác có 3 góc và 3 cạnh đều bằng nhau thì đây chính là một tam giác đều. Tam giác này có tính chất của một tam giác cân và đây cũng chính là trường hợp đặc biệt của tam giác cân.
Để tính chu vi của một tam giác đều, ta lấy độ dài của 3 cạnh cộng lại với nhau, do đây là tam giác đều, các cạnh đều bằng nhau nên cũng có thể lấy 3 nhân với độ dài của cạnh bất kỳ.
Công thức:
P = a + a + a = 3 x a.
Với: P được đặt là ký hiệu của chu vi tam giác đều; a là cạnh bất kỳ của tam giác đều.
Công thức tính chu vi hình tam giác cân
Với tam giác cân cũng rất dễ nhận dạng.
Ta nhận định rằng 2 cạnh và cả 2 góc của tam giác cân đều bằng nhau.
Để tính chu vi tam giác cân, ta lấy độ dài cạnh đáy cộng với 2 lần độ dài cạnh bên.
Công thức:
P = c + (2 x a)
Với: P được ký hiệu là độ dài cạnh đáy của tam giác cân; a là độ dài của cạnh bên hình tam giác đó; c là cạnh đáy của tam giác.
Công thức tính chu vi hình tam giác vuông
Một tam giác xuất hiện một góc bằng 90⁰ thì được gọi là tam giác vuông.
Tương tự như cách tính chu vi tam giác thường, chu vi của tam giác vuông được tính bằng cách lấy độ dài các cạnh cộng lại với nhau.
Công thức:
P = a + b + c
Với: a, b ký hiệu lần lượt là độ dài cạnh của tam giác; c là độ dài của cạnh huyền trong tam giác.
Đề bài toán tính chu vi hình tam giác lớp 4
Nếu muốn giỏi thì phải rèn, mà rèn thì phải có bài tập đúng không nào! Phụ huynh công nghệ đã tổng hợp 10 bài toán từ cơ bản đến nâng cao để bạn có thể tự giải tại nhà. Áp dụng các công thức nêu trên để vận dụng tốt nhé!
Đề bài toán tính chu vi hình tam giác lớp 4 cơ bản
Bài 1: Cho một hình tam giác, biết số đo độ dài 3 cạnh lần lượt như sau:
- 5cm, 9cm, 10cm
- 4dm, 2dm, 5dm
- 7m, 3m, 12m
Hỏi chu vi tam giác đó là bao nhiêu?.
Bài 2: Một tam giác ABC có các cạnh đều bằng nhau và bằng 8dm. Hỏi tam giác ABC có chu vi là bao nhiêu?
Bài 3: Tính chu vi tam giác KFC khi biết độ dài các cạnh lần lượt là 15cm, 2dm, 8cm.
Bài 4: Một khối gỗ có hình tam giác với các cạnh đều bằng nhau, biết một cạnh có độ dài 13dm. Tính chu vi của khối gỗ đó.
Đề bài toán tính chu vi hình tam giác lớp 4 nâng cao
Bài 5: Cho tam giác NPK có độ dài cạnh NP bằng 10cm. Tổng độ dài của hai cạnh PK và KN cao hơn độ dài cạnh NP là 6cm.
- Tính chu vi tam giác NPK.
- Hãy tính tổng độ dài hai cạnh PK và KN.
Bài 6: Có một tam giác cân với chiều dài cạnh đáy là 5cm, hai cạnh bên là 7cm. Hỏi chu vi tam giác cân đó là bao nhiêu?
Bài 7: Một tam giác vuông có tên là APQ có chu vi là 20dm, cạnh AP và AQ có độ dài lần lượt là 4dm và 8dm. Hỏi độ dài cạnh PQ là bao nhiêu?
Bài 8: Một tam giác vuông cân SCD có độ dài các cạnh là 24cm, 12dm. Tính chu vi hình tam giác SCD.
Bài 9: Tính chu vi tam giác biết độ dài của 2 cạnh bên lần lượt là 4cm và 9cm. Cạnh còn lại của tam giác đó dài gấp 2 lần tổng số đo 2 cạnh còn lại.
Bài 10: Cho hình tam giác KMN với cạnh KM bằng 12cm. Biết khi cộng độ dài cạnh MN và KN hơn độ dài cạnh KM là 6cm.
- Tìm độ dài cạnh MN và KN
- Tìm chu vi tam giác KMN đó.
Bài tập tính chu vi hình tam giác lớp 2
Các bài tập tính chu vi hình tam giác lớp 2 tương đối đơn giản và thuộc mức cơ bản, vận dụng đúng công thức nêu trên là bạn có thể chinh phục bài toán một cách dễ dàng.
Đề 1:
Một hình tam giác ABC có độ dài các cạnh AB = 5cm, AC = 2cm, BC = 4cm. Tính chu vi tam giác này.
Bài giải:
Chu vi tam giác ABC được tính như sau:
P = a + b + c = 5 + 2 + 4 = 11cm
Đáp số: 11cm.
Đề 2:
Cho một tam giác AMN có độ dài các cạnh đều bằng nhau là 3cm. Hỏi tam giác AMN có chu vi là bao nhiêu?.
Bài giải:
Chu vi tam giác AMN là:
P = 3 + 3 + 3 = 9cm
Đáp số: 9cm.
Đề 3:
Cho hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt như sau:
- 4cm, 3cm, 8cm
- 9cm, 13cm, 20cm
- 10cm, 20cm, 30cm
Bài giải:
Ta áp dụng công thức tính chu vi hình tam giác lớp 2 đã học
Chu vi hình tam giác (1) có kết quả là:
P = a + b + c = 4 + 3 + 8 = 15cm.
Chu vi hình tam giác (2) có kết quả là:
P = a + b + c = 9 + 13 + 20 = 42cm.
Chu vi hình tam giác (3) có kết quả là:
P = a + b + c = 10 + 20 + 30 = 60cm.
>> Xem thêm:
Công thức tính chu vi hình vuông, diện tích hình vuông cơ bản và nâng cao
Công thức tính diện tích chu vi hình tròn. Kèm bài tập và bài giải
Bài tập tính chu vi hình tam giác lớp 3
Đề 1:
Tính chu vi tam giác đều KME có cạnh KM = 5cm.
Bài giải:
Vì tam giác KME là một tam giác đều nên KM = ME = KE = 5cm.
Áp dụng công thức tính chu vi hình tam giác đều ta có:
P(KME) = 3 x a = 3 x 5 = 15cm
Đáp số: 15cm.
Đề 2:
Cho một tam giác cân có số đo chiều dài cạnh bên là 7cm, cạnh đáy 8cm. Hãy tính chu vi hình tam giác này.
Bài giải:
Gọi tam giác cân này là tam giác DAC.
Vì đây là tam giác cân nên ta có DA = DC = 7cm.
Vậy cạnh đáy AC = 8cm.
Chu vi hình tam giác cân DAC là:
P(DAC) = c + (2 x a) = AC + (2 x DA) = 8 + (2 x 7) = 22cm
Đáp số: 22cm.
Đề 3:
Tính chu vi hình tam giác có các cạnh với độ dài như sau: 30cm, 24cm, 42cm.
Bài giải:
Ta có chu vi của hình tam giác là:
P = 30 + 24 + 42 = 96cm
Đáp số: 96cm.
Lưu ý: khi thực hiện giải các bài tập tính chu vi hình tam giác lớp 3, các bạn cần chuyển đổi các giá trị về cùng một đơn vị đo (nếu có) nhé!
Bài tập tính chu vi hình tam giác lớp 4
Đề 1:
Hãy tìm giá trị a + b + c khi biết:
- a = 6cm, b = 4cm, c = 13cm.
- a = 26cm, b = 10cm, c = 6cm.
Bài giải:
Bằng cách thay các giá trị trên vào biểu thức đã cho a + b + c
Ta tính lần lượt từ trái sang phải, có:
- a + b + c = 6 + 4 + 13 = 23cm.
- a + b + c = 26 + 10 + 6 = 42cm.
Đề 2:
Một biểu thức có chứa 3 chữ như sau: a + b + c.
Nếu cho giá trị của a = 5, b = 6, c = 7 thì biểu thức a x b x c có giá trị là:
a x b x c = 5 x 6 x 7 = 210.
Hỏi giá trị của biểu thức a x b x c là bao nhiêu nếu:
- a = 4, b = 11, c = 4
- a = 14, b = 0, c = 22.
Bài giải:
Thay các giá trị vào biểu thức theo thứ tự từ trái sang phải ta có:
- a = 4, b = 11, c = 4 thì a x b x c = 4 x 11 x 4 = 176.
- a = 14, b = 0, c =22 thì a x b x c = 0.
Đề 3:
Cho một tam giác như hình bên dưới. Gọi các cạnh của hình tam giác này lần lượt là a, b, c.
- Hãy viết công thức tính chu vi của hình tam giác này.
- Tìm chu vi hình tam giác khi biết:
a = 14cm, b = 6cm, c = 3cm;
a = 11cm, b = 7cm, c = 7cm;
a = 5dm, b = 5dm, c = 5dm.
Bài giải:
- Công thức để tính chu vi hình tam giác là:
P = a + b + c
- Thay các giá trị đó vào biểu thức tính chu vi hình tam giác ta được:
- Khi a = 14cm, b = 6cm, c = 3cm thì P = 14 + 6 + 3 = 23cm.
- Khi a = 11cm, b = 7cm, c = 7cm thì P = 11 + 7 + 7 = 25cm.
- Khi a = 5dm, b = 5dm, c = 5dm thì P = 5 + 5 + 5 = 3 x 5 = 15dm (đây còn là trường hợp của tam giác đều vì có các cạnh đều bằng nhau).